Xử trí khi bé sốt cao và cách chọn khăn để lau mát hạ sốt cho bé

Tại lớp học tiền sản tại Bệnh viện Đa khoa Gia Định với chủ đề “Cách xử lý khi bé sốt cao và co giật”, BSCKI. Kiên Tấn Hiếu đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc bé khi gặp hiện tượng sốt cao và co giật. Những kiến thức này chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các gia đình, đặc biệt là những ba mẹ lần đầu có con nhỏ.

Sốt cao ở trẻ là gì?

Hiểu rõ khái niệm về sốt và mức độ nghiêm trọng của nó sẽ giúp ba mẹ xác định đúng cách xử lý khi bé bị sốt. Điều này không chỉ giúp bé hạ sốt nhanh chóng mà còn tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Định nghĩa

  • Tăng thân nhiệt: là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể bất thường xảy ra mà không có sự thay đổi về điểm điều nhiệt độ ở vùng dưới đồi (không đáp ứng với thuốc hạ sốt).

  • Sốt: là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể bất thường do điểm điều nhiệt vùng dưới đồi tăng cao.

Ba mẹ cần xác định được con bị sốt hay chỉ là tăng thân nhiệt thông thường để có cách xử trí phù hợp
Ba mẹ cần xác định được con bị sốt hay chỉ là tăng thân nhiệt thông thường để có cách xử trí phù hợp (Ảnh: Internet)

Sốt được xác định khi nhiệt độ đo ở

  • Hậu môn/trực tràng >= 38℃ 

  • Miệng >= 37.8℃

  • Nách >= 37.7℃

  • Màng nhĩ >= 38℃

  • Trán (động mạch thái dương) >= 38℃

Để đo thân nhiệt cho trẻ, ba mẹ có thể dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc các loại nhiệt kế hồng ngoại. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Ba mẹ có thể tùy chọn loại nhiệt kế phù hợp để dùng cho con. Thêm một lưu ý, khi dùng nhiệt kế thủy ngân, ba mẹ nên để ở động mạch thái dương, còn đối với nhiệt kế thủy ngân, đo ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Phân loại mức độ sốt 

Khi bé sốt, điều quan trọng là phải nhận biết mức độ sốt để chọn phương pháp hạ sốt phù hợp. Dựa vào bảng phân loại dưới đây, cha mẹ sẽ dễ dàng xác định tình trạng của bé và quyết định liệu có cần dùng thuốc hay chỉ cần lau mát để hạ sốt.

Để biết rõ tình trạng của con, ba mẹ có thể theo dõi bảng dưới đây: 

Mức độ sốt

Thân nhiệt đo ở nách

Thân nhiệt đo ở hậu môn

Sốt nhẹ

37.3 - 38℃

38 - 39℃

Sốt vừa

38 - 39℃

38.9 - 40℃

Sốt cao

>39℃

>40℃

Điều trị hạ sốt bằng thuốc

Dùng thuốc hạ sốt là phương pháp phổ biến và hiệu quả để giảm nhiệt độ cho trẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng cần thiết, và cha mẹ cần biết khi nào nên sử dụng thuốc để tránh việc dùng sai cách, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chỉ định

  • Sốt cao: dùng thuốc hạ sốt + lau mát.

  • Sốt vừa: dùng thuốc hạ sốt, không cần lau mát.

  • Sốt ở những trẻ có bệnh nền sẵn: bệnh tim phổi, bệnh thần kinh, rối loạn chuyển hóa, tiền căn sốt cao co giật.

  • Sốt nhẹ không cần dùng thuốc hạ sốt.

Liều dùng thuốc hạ sốt

  • Acetaminophen: 10-15mg/kg.4-6 giờ.

  • Ibuprofen: 5-10mg/kg/6-8 giờ. Chống chỉ định trong loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue.

Điều trị hạ sốt bằng phương pháp vật lý

Ngoài việc sử dụng thuốc, hạ sốt bằng phương pháp lau mát là cách an toàn và hiệu quả, đặc biệt đối với các trường hợp sốt cao. Cách lau mát đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm sốt nhanh chóng.

Chỉ định lau mát, hạ sốt

  • Sốt cao

  • Sốt cao đang kèm co giật hay dọa co giật

  • Kém đáp ứng với thuốc hạ sốt (nhiệt độ không giảm < 38.5℃)

  • Tiền căn sốt cao co giật

Cách lau mát cho trẻ

Lau mát là một trong những phương pháp phổ biến nhất để hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lau đúng kỹ thuật. Hướng dẫn sau đây sẽ giúp cha mẹ nắm rõ các bước lau mát để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé.

Dụng cụ

  • Nước ấm, tốt nhất là nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ thân nhiệt 2℃.

  • 5 khăn lau mát

Vị trí lau: nách, bẹn là nơi có mạch máu lớn đi sát da.

Kỹ thuật lau mát

  • Cởi bỏ quần áo bệnh nhi.

  • Dùng 4 khăn nhúng nước ấm vắt hơi ráo nước đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn.

  • 1 khăn lau toàn thân trẻ 1 cách nhẹ nhàng.

Nách và bẹn là hai vị trí cần được chú trọng khi lau mát, hạ sốt cho trẻ
Nách và bẹn là hai vị trí cần được chú trọng khi lau mát, hạ sốt cho trẻ (Ảnh: L'Ange Việt Nam)

Lưu ý khi chọn khăn để lau mát cho trẻ

Làn da em bé vốn mỏng manh, khi có bệnh lý thì làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, vì thế việc chọn khăn lau mát phù hợp đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả khi hạ sốt cho bé, đồng thời bảo vệ làn da của con. 

Những tiêu chí của một chiếc khăn đạt chuẩn để lau mát cho bé cần đáp ứng 3 tiêu chí: mềm mại - thấm hút tốt - chất liệu an toàn. Và khăn bông L’Ange là loại khăn đáp ứng đủ những tiêu chí ấy và là lựa chọn được bác sĩ Hiếu khuyên dùng.

Nách và bẹn là hai vị trí cần được chú trọng khi lau mát, hạ sốt cho trẻ
Khăn bông L’Ange được các bác sĩ khuyên dùng khi lau mát, hạ sốt cho trẻ (Ảnh: L’Ange Việt Nam)

Xử trí sốt cao, co giật ở trẻ em

Khi trẻ bị sốt cao kèm theo co giật, điều này có thể khiến cha mẹ hoảng sợ. Tuy nhiên, việc bình tĩnh và biết cách xử lý đúng đắn là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là các bước xử lý khi trẻ co giật mà cha mẹ cần nắm vững.

  • Lau mát  (như hướng dẫn ở trên)

  • Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.

  • Nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Nách và bẹn là hai vị trí cần được chú trọng khi lau mát, hạ sốt cho trẻ
Bác sĩ hướng dẫn ba mẹ cách lau mát và giải đáp những câu hỏi về cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho con 

(Ảnh: L’Ange Việt Nam)

Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay

Không phải lúc nào trẻ sốt cũng cần phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, có những dấu hiệu nguy hiểm mà khi phát hiện, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.

  1. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng >38 độ C hoặc trẻ lớn có nhiệt độ > 39 độ C.

  2. Nếu trẻ lớn bị sốt < 39 độ C, kèm:

  • Từ chối uống nước hoặc có vẻ quá yếu để uống đầy đủ

  • Tiêu chảy kéo dài hoặc nôi ói lặp đi lặp lại

  • Có bất kỳ dấu hiệu mất nước (đi tiểu ít hơn bình thường, không có nước mắt khi khóc, kém tỉnh táo và ít hoạt động hơn bình thường)

  • Có sự phàn nàn cụ thể (ví dụ: đau họng hoặc đau tai)

  • vẫn còn bị sốt sau 24 giờ (ở trẻ em dưới 2 tuổi) hoặc 72 giờ (ở trẻ 2 tuổi trở lên)

  • Có một vấn đề bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, lupus, hoặc thiếu máu

  • Có phát ban

  • Đau khi đi tiểu

Những điều không nên làm khi trẻ co giật

Trong lúc hoảng loạn, nhiều bậc cha mẹ có thể thực hiện những thao tác sai lầm khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ co giật, để bảo vệ an toàn cho con. Dưới đây là những điều ba mẹ không nên làm khi trẻ có hiện tượng co giật: 

  • Không cho trẻ uống bì kỳ thứ gì (kể cả thuốc) vì rất dễ gây sặc, khó thở.

  • Không cố gắng cạy răng trẻ.

  • Không dùng sức để kìm lại cơn co giật của trẻ vì có thể làm trẻ bị chấn thương dây chằng, trật khớp, gãy xương…

  • Không cho tay vào miệng trẻ để tránh trẻ cắn trúng chảy máu, không đảm bảo vệ sinh.

  • Không dùng nước đá chườm hay cồn để lau cho trẻ.

Nách và bẹn là hai vị trí cần được chú trọng khi lau mát, hạ sốt cho trẻ
Ba mẹ không nên dùng sức để kìm lại cơn co giật của trẻ vì dễ gây tổn thương xương của con (Ảnh: Internet)

Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu

Bên cạnh những dấu hiệu sốt thông thường, nếu bé có những biểu hiện dưới đây, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời là điều cần thiết. Cha mẹ cần theo dõi sát sao để tránh những rủi ro đáng tiếc:

  • Nôn sạch tất cả mọi thử

  • Không ăn, uống được

  • Quấy khóc liên tục, bứt rứt

  • Li bì, lơ mơ, hôn mê.

  • Thóp phồng ở trẻ sơ sinh

  • Nhức đầu dữ dội

  • Co giật

  • Đau bụng,...

Tổng kết

Qua bài viết này, hy vọng các bậc cha mẹ - có thêm nhiều kiến thức về cách xử trí khi bé bị sốt cao, từ việc chọn khăn lau mát cho đến những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý. Đừng quên theo dõi L’Ange Việt Nam để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe bé yêu nhé!

← Bài trước Bài sau →